23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Hướng dẫn xây dựng mẫu kế hoạch Marketing cụ thể từ A-Z

Chuyên mục: Kế hoạch Marketing

Mẫu kế hoạch marketing cụ thể là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp doanh nghiệp triển khai hiệu quả hoạt động xây dựng và định hướng thương hiệu trong tương lai. Bạn đã biết cách xây dựng mẫu kế hoạch marketing cụ thể? Bài viết dưới đây của FASTDO sẽ hướng dẫn chi tiết để bạn làm được việc này.

 

Nhận ngay MIỄN PHÍ Bộ biểu mẫu Nhân sự mới nhất 2022 từ Fastdo. Click ngay vào ảnh để xem thông tin chi tiết chương trình:

 

Nhận MIỄN PHÍ 30+ Biểu mẫu về Nhân sự mới nhất 2022 từ Fastdo
1. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch Marketing cụ thể
Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch Marketing cụ thể
Việc xây dựng bản kế hoạch marketing mẫu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Dưới đây là những nhiệm vụ mà một kế hoạch marketing mẫu sẽ làm được:

1.1 Hỗ trợ trong việc xác định mục tiêu

Một bản kế hoạch marketing mẫu chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp xác định được những mục tiêu cụ thể và định hướng được lộ trình đúng đắn. Điều này hạn chế được lỗi xác định mục tiêu chung chung gây khó khăn trong việc thực hiện mà các doanh nghiệp hay vấp phải.

1.2 Kim chỉ nam trong hành động
Kế hoạch marketing cụ thể trở thành kim chỉ nam hành động cho doanh nghiệp
Các kế hoạch marketing được xây dựng cụ thể giúp doanh nghiệp biết được những việc trọng tâm phải làm. Nhờ đó, mọi mục tiêu được thực hiện đúng, đầy đủ, năng suất cao và trong thời hạn dự định.

1.3 Đảm bảo sự nhất quán

Kế hoạch marketing sẽ bao gồm rất nhiều nhiệm vụ phải thực hiện. Lúc này bản kế hoạch marketing mẫu sẽ giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quan để chắc chắn rằng tất cả các nhiệm vụ được đưa ra đều thống nhất hướng đến việc thực hiện mục tiêu cuối cùng.

2. Nội dung cần có trong mẫu kế hoạch marketing cụ thể

Khi xây dựng kế hoạch marketing hay lập kế hoạch marketing online phải đảm bảo các nội dung sau:
Nội dung cần có trong mẫu kế hoạch marketing cụ thể
2.1 Bản tóm tắt dự án

Bản tóm tắt dự án mang đến cho cấp quản lý cái nhìn tổng quan của kế hoạch marketing để biết được sơ bộ mục tiêu của kế hoạch. Những nội dung cần có trong bản tóm tắt gồm:

  • Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
  • Sản phẩm mũi nhọn là gì?
  • Đối tác mang đến sự thành công?
  • Cách tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp để khách hàng nhớ đến bạn?
  • Các vấn đề của khách hàng là gì? Cách giải quyết?

2.2 Bản tuyên bố sứ mệnh

Nội dung này sẽ thể hiện tầm nhìn của doanh nghiệp, giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp mang đến cho khách. Nó như lời cam kết của doanh nghiệp dành cho khách hàng.

2.3 Bản phân tích thị trường

Bản phân tích thị trường giúp doanh nghiệp đánh giá được những tiềm năng mà thị trường mang lại để định hướng khai thác hiệu quả. Để bản phân tích thị trường thật sự giá trị, bạn có thể áp dụng một trong 2 mô hình gồm:

  • Mô hình 5 yếu tố cạnh tranh của Porter: theo đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc phân tích 5 yếu tố gồm: Rủi ro từ công ty mới tham gia, mức cạnh tranh trong ngành, sự xuất hiện của hàng hóa mới, quyền lực của nhà cung cấp, quyền lực của người mua.
  • Mô hình SWOT: xác định những yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp về cả mặt tiêu cực lẫn tích cực.

2.4 Bản phân tích đối thủ cạnh tranh
Lập bản phân tích đối thủ cạnh tranh
Bản phân tích đối thủ sẽ phải trả lời được các câu hỏi gồm:

  • Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ.
  • Chiến dịch marketing mà đối thủ đang áp dụng.
  • Khách hàng mục tiêu mà đối thủ đang hướng đến.

Việc xác định đối thủ cạnh tranh phải thật sự chuẩn xác. Theo đó, bạn phải lập được danh sách rõ ràng. Lưu ý, ngoài các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, bạn còn cần phải xác định cả những đối thủ cạnh tranh gián tiếp. Thực tế nhiều doanh nghiệp bỏ qua loại đối thủ này dẫn đến có những đánh giá sai lầm về tính chất cạnh tranh.

2.5 Phân đoạn thị trường mục tiêu và xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu

Mẫu kế hoạch marketing phải làm rõ được các nội dung như: nhân khẩu học, hành vi mua hàng, vị trí địa lý, đối tượng khách hàng, … của từng thị trường cụ thể. Trong đó không quên đưa ra các nhận định về những thị trường tiềm năng nhưng chưa được khai thác (có đánh giá các cơ hội và rủi ro).

Từ những đoạn thị trường xác định được, doanh nghiệp sẽ vẽ ra chân dung khách hàng mục tiêu. Chân dung khách hàng mục tiêu càng chi tiết thì cơ hội thành công của kế hoạch marketing càng cao.

2.6 Mục tiêu và KPIs
Tính nhất quán giữa mục tiêu và KPIs
Mục tiêu của kế hoạch marketing phải nhất quán với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn có thể xác định mục tiêu kế hoạch marketing bằng quy tắc SMART. Đồng thời, để hiện thực hóa kế hoạch, bạn phải xác định được KPIs.

2.7 Chiến lược 4Ps

Chiến lược 4Ps gồm:

  • Product (sản phẩm): khả năng đáp ứng khách hàng của sản phẩm? Sự khác biệt của sản phẩm so với đối thủ? Cách thức sử dụng sản phẩm như thế nào?
  • Price (giá): giá trị sản phẩm đã tương xứng với chất lượng không? Giá cả hướng đến nhóm đối tượng nào? Giá so với thị trường? Có nên giảm giá không?
  • Place (kênh phân phối): Hình thức bán hàng? Địa điểm bán hàng đã phù hợp chưa? Bán trực tiếp hay giao nhà phân phối?
  • Promotion (quảng bá): Hình thức marketing phù hợp? Chính sách khuyến mãi nào phù hợp?

2.8 Định giá

Định giá sản phẩm phải đảm bảo các yếu tố:

  • Giá cả tương xứng với giá trị hàng hóa mang lại
  • Giá cả cạnh tranh với đối thủ
  • Mức độ hài lòng của khách hàng về mức giá bạn đưa ra

2.9 Kênh tiếp thị
Lựa chọn kênh tiếp thị marketing phù hợp
Lựa chọn kênh marketing phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp là vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm hàng đầu. Một số hình thức marketing hiệu quả bạn có thể áp dụng như:

  • Tiếp thị nội dung (Content Marketing)
  • Các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Instagram, sàn thương mại điện tử trong nước (Tiki, Sendo, Shopee, Lazada, …) hay quốc tế (Amazon, Taobao, Alibaba, …)
  • Tiếp thị tại các điểm bán hàng như: siêu thị, nhà phân phối, tạp hóa, …
  • Website: Thực hiện SEO hiệu quả để tiếp cận khách hàng thông qua các công cụ tìm kiếm
  • Youtube, Tik Tok, …

Lựa chọn kênh tiếp thị như thế nào còn phụ thuộc vào sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Việc tập trung bán trên các kênh mà khách hàng mục tiêu của bạn thường xuyên truy cập sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí đầu tư lại đạt hiệu quả cao.

2.10 Ngân sách của kế hoạch

Ngân sách của kế hoạch sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không có bất kỳ quy tắc tính toán chuẩn nào. Một số yếu tố ảnh hưởng đến ngân sách kế hoạch có thể kể ra như:

  • Quy mô doanh nghiệp
  • Ngành, lĩnh vực hoạt động
  • Loại hình tiếp thị

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những tiêu chuẩn chung trong việc phân bổ ngân sách của kế hoạch. Tuy nhiên, bạn đừng quên áp dụng quy tắc ngón tay cái, tức 20% doanh thu được sử dụng vào marketing.

>>> ĐỌC THÊM: [TẢI MIỄN PHÍ] – Mẫu quản lý thông tin khách hàng và những lưu ý quan trọng

3. Quy trình xây dựng mẫu kế hoạch Marketing cụ thể

Xây dựng mẫu kế hoạch marketing cụ thể đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các bước sau đây:
Quy trình xây dựng mẫu kế hoạch Marketing cụ thể
3.1 Xác định mục tiêu

Xác định mục tiêu là bước đầu tiên doanh nghiệp cần thực hiện khi xây dựng kế hoạch marketing. Mục tiêu đóng vai trò định hướng lộ trình, giúp doanh nghiệp không đi sai hướng. Bên cạnh đó, mục tiêu còn là động lực để mỗi một nhân viên nói riêng cũng như toàn thể doanh nghiệp phấn đấu đạt được.

3.2 Xây dựng KPIs cho kế hoạch

Xây dựng KPIs giúp doanh nghiệp dự lường trước được hiệu quả thực hiện kế hoạch. Từ kết quả dự báo, doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược, tối ưu hóa kế hoạch marketing.

Chính vì thế xây dựng KPIs cho kế hoạch là bước tiếp theo mà doanh nghiệp phải thực hiện sau khi xác định được mục tiêu.

3.3 Xác định tệp khách hàng mục tiêu

Nhóm khách hàng mục tiêu sẽ được chọn lọc nhằm điều hướng chiến lược sao cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp rút ngắn được khoảng cách giữa doanh nghiệp và khách hàng, tăng khả năng tiếp cận thành công.

Có nhiều cách xác định tệp khách hàng mục tiêu như: sử dụng phần mềm bán hàng, thông qua kho lưu trữ thông tin khách hàng, khảo sát, …

3.4 Lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp
Quy trình lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp
Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh tiếp thị online như: facebook, youtube, instagram, … Và dĩ nhiên, các kênh tiếp thị truyền thống như: sách, báo, ấn phẩm tạp chí,… cũng là mảnh đất màu mỡ để bạn tiếp cận được khách hàng.

3.5 Rà soát lại kế hoạch

Mẫu kế hoạch marketing cụ thể hoàn chỉnh phải qua nhiều lần sửa chữa bổ sung vì thế bước rà soát lại kế hoạch là không thể thiếu. Rà soát lại kế hoạch có thể thông qua việc trao đổi giữa các bộ phận có liên quan hoặc đưa ra áp dụng thử nghiệm tại các chiến dịch nhỏ. Như vậy, mọi thiếu sót, không phù hợp được kịp thời phát hiện để sửa chữa.

3.6 Dự trù chi phí
Dự trù chi phí đầu tư cho các chiến lượng marketing
Chi phí đầu tư cho các chiến lượng marketing là con số khá lớn (thường chiếm 20% doanh thu). Vì thế, cần tính toán mức chi phí dự trù nhằm hạn chế tình trạng thụ động trong phân bổ chi phí. Những khoản chi phí chủ yếu trong kế hoạch marketing có thể kể ra như: Phát triển nội dung, thuê chuyên gia tư vấn và chi trả cho các kênh truyền thông,…

3.7 Xác định các đối thủ cạnh tranh

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, vì thế, các doanh nghiệp cần đầu tư cho hoạt động tìm hiểu đối thủ. Hiểu rõ về đối thủ của mình, doanh nghiệp mới có thể tạo nên những kế hoạch marketing mới mẻ không đi theo lối mòn của các doanh nghiệp trước. Làm tốt vấn đề này tạo nên nhiều lợi thế cạnh tranh hơn cho doanh nghiệp, giúp tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng và chiếm được thị phần cao.

>>> THAM KHẢO THÊM: Biểu mẫu quy trình chăm sóc khách hàng hoàn chỉnh cho Doanh nghiệp

4. Tham khảo mẫu kế hoạch Marketing cụ thể

Dưới đây là một số mẫu kế hoạch marketing cụ thể được nhiều doanh nghiệp áp dụng và đánh giá cao:
Tham khảo mẫu kế hoạch Marketing cụ thể
4.1 Mẫu kế hoạch mục tiêu tiếp thị

Marketing goalsSuccess metricsQ1Q2Q3Q4

JanuaryFebruaryMarchAprilMayJuneJulyAugustSeptemberOctoberNovemberDecember

Goal 1

Goal 2

Goal 3

Goal 4

Goal 5

Goal 6

Goal 7

Goal 8

4.2 Mẫu sáng kiến thị trường

MARKETING GOALSQ1Q2Q3Q4

JANUARYFEBRUARYMARCHAPRILMAYJUNEJULYAUGUSTSEPTEMBEROCTOBERNOVEMBERDECEMBER

GOAL 1

GOAL 2

GOAL 3

GOAL 4

4.3 Mẫu thị trường mục tiêu

Hồ sơ phân tích thị trường mục tiêu

Địa lýNhân khẩu họcHành viTâm lý học

Khu vực, vị trí của phân khúcĐặc điểm nhân khẩu họcNhững hành vi tiêu biểu của phân khúcTâm lý học của phân khúc này

SizeTiềm năng tăng trưởng

Độ phủ của phân khúcTiềm năng phát triển của phân khúc

Hoạt động cạnh tranhRủi ro

Công ty cạnh tranhKhả năng thành công trong việc phục vụ phân khúc là bao nhiêu?

Cách tiếp cận

Làm thế nào để bạn thành công khi tiếp thị phân khúc này?

4.4 Mẫu phân tích thị trường

MÔ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA PORTER

Buyer powerAlternative solutionsExisting competitorsNew rivalsPartner leverage

How big is the market and what power do buyers have?What alternative ways can your customers solve their challenges?How many competitors are there and how strong are they?How easy or hard is it for new vendors to enter the market?Are you dependent on partners and if yes, how much leverage do they have?

4.5 Mẫu phân tích điểm mạnh điểm yếu

PHÂN TÍCH THEO MÔ HÌNH SWOT

StrengthsWeaknesses

Your advantagesAreas for improvement

OpportunitiesThreats

Situations to apply your advantagesWhere you are at risk

Bạn có thể tải mẫu kế hoạch marketing cụ thể đầy đủ TẠI ĐÂY

Những mẫu kế hoạch marketing cụ thể mà chúng tôi cung cấp được đánh giá đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Nó giúp doanh nghiệp định hướng và thực hiện các mục tiêu cho tương lai. Vì thế, nếu bạn có nhu cầu đừng ngại tải về sử dụng ngay nhé!

Hiện FASTDO đang triển khai giảm giá 50% cho 100 khách hàng đăng ký đặt trước phần mềm quản trị Doanh nghiệp trước ngày 30/04/2022, liên hệ ngay:

Tìm kiếm